Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Mil. 4.3.7. Buddhas Verletzung - 4.3.8. Pādasakalikāhatapañho/ milinda van dao

Mil. 4.3.7. Buddhas Verletzung - 4.3.8. Pādasakalikāhatapañho


MILINDA VAN DAO

Mil. 4.3.7. Buddhas Verletzung - 4.3.8. Pādasakalikāhatapañho

00. TU VUNG:




I SU* INDACANDA DICH:


MEṆḌAKAPAÑHĀ - CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI

III. PAṆĀMITAVAGGO - PHẨM ĐÃ BỊ ĐUỔI ĐI:

8. CÂU HỎI VỀ VIỆC BỊ THƯƠNG BỞI MIỂNG ĐÁ Ở BÀN CHÂN:

1. “Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng: ‘Trong khi đức Thế Tôn đang đi, đại địa cầu không có suy tư này nâng cao lên những chỗ bị lõm xuống và hạ thấp xuống những chỗ bị nhô lên.’ Và thêm nữa, ngài còn nói rằng: ‘Bàn chân của đức Thế Tôn đã bị cắt đứt bởi miểng đá.’ Về miểng đá đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn, tại sao miểng đá ấy đã không né tránh bàn chân (của đức Thế Tôn). Thưa ngài Nāgasena, nếu trong khi đức Thế Tôn đang đi, đại địa cầu không có suy tư này nâng cao lên những chỗ bị lõm xuống và hạ thấp xuống những chỗ bị nhô lên, như thế thì lời nói rằng: ‘Bàn chân của đức Thế Tôn đã bị cắt đứt bởi miểng đá’ là sai trái. Nếu bàn chân của đức Thế Tôn đã bị cắt đứt bởi miểng đá, như thế thì lời nói rằng: ‘Trong khi đức Thế Tôn đang đi, đại địa cầu không có suy tư này nâng cao lên những chỗ bị lõm xuống và hạ thấp xuống những chỗ bị nhô lên’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, việc ấy là thật. Trong khi đức Thế Tôn đang đi, đại địa cầu không có suy tư này nâng cao lên những chỗ bị lõm xuống và hạ thấp xuống những chỗ bị nhô lên. Và bàn chân của đức Thế Tôn đã bị cắt đứt bởi miểng đá. Tuy nhiên, miểng đá ấy đã không rơi theo bản thể tự nhiên của nó, mà đã rơi do mưu mô của Devadatta. Tâu đại vương, Devadatta đã buộc oan trái với đức Thế Tôn nhiều trăm ngàn kiếp sống. Do sự oan trái ấy, kẻ ấy đã buông ra tảng đá lớn có kích thước bằng ngôi nhà mái nhọn (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ làm cho rơi ở phía trên của đức Thế Tôn.’ Khi ấy, có hai khối đá đã trồi lên từ trái đất và đã hứng chịu tảng đá ấy. Rồi do sự va chạm của chúng, có mảnh đá đã bị vỡ ra khỏi tảng đá, trong khi lăn lóc rơi xuống đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn.”  
“Thưa ngài Nāgasena, hai khối đá đã hứng chịu tảng đá ấy như thế nào thì mảnh đá (bị vỡ ra) cũng nên được hứng chịu y như thế ấy.”
“Tâu đại vương, mặc dầu đã được hứng chịu nhưng ở đây một mảnh nào đó vuột qua, văng đi, rồi mất dạng. Tâu đại vương, giống như nước được giữ lại bởi bàn tay, thì vuột qua các khe hở của ngón tay, trôi đi, rồi mất dạng; (giống như) sữa tươi, sữa đông, bơ lỏng, mật ong, dầu ăn, sốt cá, sốt thịt được giữ lại bởi bàn tay, thì vuột qua các khe hở của ngón tay, trôi đi, rồi mất dạng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế do sự va chạm của hai khối đá được tiến đến gần nhằm mục đích hứng chịu, có mảnh đá đã bị vỡ ra khỏi tảng đá, trong khi lăn lóc rơi xuống đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn.
Tâu đại vương, hoặc là giống như cát trơn, mịn, li ti, tương tợ hạt bụi được giữ lại bởi nắm tay, thì vuột qua các khe hở của ngón tay, trôi đi, rồi mất dạng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế do sự va chạm của hai khối đá được tiến đến gần nhằm mục đích hứng chịu, có mảnh đá đã bị vỡ ra khỏi tảng đá, trong khi lăn lóc rơi xuống đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn.
Tâu đại vương, hoặc là giống như vắt cơm được giữ lại bởi cái miệng, ở đây có thể một phần nào đó từ miệng của người ấy bị trào ra, vuột qua, trôi đi, rồi mất dạng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế do sự va chạm của hai khối đá được tiến đến gần nhằm mục đích hứng chịu, có mảnh đá đã bị vỡ ra khỏi tảng đá, trong khi lăn lóc rơi xuống đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn.”
3. “Thưa ngài Nāgasena, hãy là vậy. Hãy cho là tảng đá được hứng chịu bởi hai khối đá. Thế thì mảnh đá cũng nên thể hiện sự cung kính (đối với đức Phật) giống y như đại địa cầu vậy.”
“Tâu đại vương, có mười hai hạng này không thể hiện sự cung kính. Mười hai hạng nào? Hạng luyến ái do tác động của sự luyến ái không thể hiện sự cung kính, hạng xấu xa do tác động của sân, hạng mê mờ do tác động của si, hạng cao ngạo do tác động của ngã mạn, hạng thiếu tánh tốt do không có ưu điểm, hạng quá bướng bỉnh do thiếu sự răn đe, hạng hạ liệt do bản tánh hạ liệt, hạng làm theo lời sai bảo do thiếu bản lãnh, hạng ác xấu do tánh bỏn xẻn, hạng bị chịu khổ do tánh tự làm cho khổ, hạng tham lam do bị ngự trị bởi tham, hạng bị bận rộn do chuyên chú vào của cải không thể hiện sự cung kính. Tâu đại vương, đây là mười hai hạng không thể hiện sự cung kính. Và hơn nữa, mảnh đá ấy sau khi bị vỡ ra do sự va chạm của tảng đá, trong khi lăn lóc rơi xuống không theo hướng quy định đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn.
Tâu đại vương, hoặc là giống như hạt bụi trơn, mịn, li ti, bị gom lại bởi sức mạnh của cơn gió thì lăn lóc tung tóe không theo hướng quy định. Tâu đại vương, tương tợ y như thế mảnh đá ấy sau khi bị vỡ ra do sự va chạm của tảng đá, trong khi lăn lóc rơi xuống không theo hướng quy định đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn. Tâu đại vương, nếu mảnh đá ấy không bị tách rời khỏi tảng đá, thì sau khi trồi lên hai khối đá ấy cũng có thể tóm lấy mảnh vỡ của tảng đá ấy. Tâu đại vương, hơn nữa sau khi bị vỡ ra do lực va chạm của tảng đá, mảnh đá ấy không trụ ở mặt đất, không trú ở không trung, trong khi lăn lóc rơi xuống không theo hướng quy định đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn.  
Tâu đại vương, hoặc là giống như chiếc lá úa bị cuốn lên bởi cơn gió lốc thì lăn lóc rơi xuống không theo hướng quy định. Tâu đại vương, tương tợ y như thế mảnh đá ấy sau khi bị vỡ ra do lực va chạm của tảng đá, trong khi lăn lóc rơi xuống không theo hướng quy định đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn. Tâu đại vương, hơn nữa do tiến trình gánh lấy khổ đau của Devadatta vô ơn, bỏn xẻn mà mảnh đá ấy đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”


II. PALI



III. TIENG DUC

Mil. 4.3.7. Buddhas Verletzung - 4.3.8. Pādasakalikāhatapañho


«Ihr behauptet da, ehrwürdiger Nāgasena: Wenn der Vollendete über diese bewußtlose Erde dahin schreitet, so bewirkt dieselbe, daß die Versenkungen sich heben und die Erhebungen sich senken. Andererseits aber behauptet ihr, daß der Erhabene von einem Steinsplitter am Fuße verletzt wurde. Warum konnte denn jener Steinsplitter, der den Erhabenen auf den Fuß traf, nicht ebenso gut von seinem Fuß abgeleitet werden? Wenn also die erste Behauptung richtig ist, so muß diese zweite Behauptung falsch sein. Ist diese aber richtig, so ist die erstere falsch. Dies ist wiederum ein zweischneidiges Problem, das ich dir da stelle und das du nun zu lösen hast.»
«Beide Behauptungen treffen zu, o König. Doch ist jener Steinsplitter nicht etwa aus eigenem Antrieb herabgefallen, sondern durch den Eingriff Devadattas. Devadatta nämlich hegte durch viele hunderttausende von Geburten hindurch Haß gegen den Vollendeten. Und von jenem Haß erfüllt, nahm er einen mächtigen, schweren Steinblock in der Größe eines Giebelhauses und ließ ihn (den Berg) hinabrollen, damit er auf das Haupt des Vollendeten falle. Aber zwei andere Felsen erhoben sich aus der Erde und fingen jenen Steinblock auf, und infolge ihres Zusammenpralles sprang von dem Steinblock ein Splitter ab, und indem dieser hier und dorthin flog, traf er auch auf den Fuß des Erhabenen.»
«Gerade aber, ehrwürdiger Nāgasena, wie die beiden Felsen den Steinblock auffangen konnten, ebensogut hätte doch auch wohl der Steinsplitter aufgefangen werden können.»
«Auch aufgefangen mag etwas immerhin noch durchschlüpfen, entgleiten und entgehen. So mögen zum Beispiel Milch, Buttermilch, Honig, ausgelassene Butter, Fisch- oder Fleischbrühe, wenn man sie mit der Hand schöpft, wieder zwischen den Fingern durchsickern. Oder wenn man feinen, staubartigen Sand in der geschlossenen Hand hält, mag er zwischen den Fingern wieder durchrinnen. Oder von einer Handvoll Reis, die man in den Mund gesteckt hat, mag etwas wieder herausfallen. Genau so, o König, sprang infolge des Zusammenpralles des Steinblockes mit den beiden Felsen - die, um ihn aufzufangen, zusammengetroffen waren - ein Steinsplitter ab, und indem dieser hier und dorthin flog, traf er auf den Fuß des Erhabenen.»
«Gut, ehrwürdiger Nāgasena, es sei zugegeben, daß der Steinblock von den beiden Felsen aufgefangen wurde. Doch hätte der Steinsplitter dem Erhabenen nicht ebensogut Achtung erweisen können wie die Erde?»
«Folgende zwölf, o König, kennen keine Ehrfurcht, und zwar: 
  • der Begierige in seiner Gier, 
  • der Gehässige in seinem Hasse, 
  • der Betörte in seiner Torheit, 
  • der Aufgeblasene in seinem Dünkel, 
  • der Tugendlose in seiner Unedelkeit, 
  • der Hartnäckige in seiner Unbeugsamkeit, 
  • der Niedrige in seiner Niedrigkeit, 
  • ein Diener weil er nicht Meister ist, 
  • der Selbstsüchtige in seinem Geize, 
  • der Bedrückte in seiner Rachsucht, 
  • der Habsüchtige beherrscht von seiner Habsucht, 
  • der Besitz Anhäufende weil er auf seinen Vorteil bedacht ist. 
Diese Zwölf, o König, kennen keine Ehrfurcht.
Jener Steinsplitter aber, der infolge des Zusammenpralles absprang, flog ganz unbestimmt in irgend eine Richtung und traf dabei den Erhabenen auf den Fuß, gleichwie etwa auch ganz feiner, dünner Staub, vom Winde fortgeweht, ganz unbestimmt in irgend einer Richtung zerstiebt. Wenn jener Steinsplitter, o König, sich nicht von dem Steinblock losgelöst hätte, so hätten auch ihn jene beiden emporragenden Felsen aufgefangen. Doch jener, Steinsplitter, o König, hatte weder am Boden noch in der Luft einen Halt und fiel, nachdem er durch die Gewalt des Anpralles abgesprungen war, ganz unbestimmt in irgend eine Richtung, wobei er den Erhabenen auf den Fuß traf, gleichwie etwa ein durch einen Wirbelwind aufgewehtes Blatt ganz unbestimmt in irgend eine Richtung fliegt. Ja, o König, nur zum Leiden gereichte es dem undankbaren, unedlen Devadatta, daß jener Steinsplitter den Erhabenen auf den Fuß traf.»
«Vortrefflich, ehrwürdiger Nāgasena. So ist es, und so nehme ich es an.»



IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

115. Quả đất dường như có tâm thức?
- Thưa đại đức! Đức Thế Tôn ngự đến một quốc độ nào, một xứ sở nào - thì ở đấy mặt đất dường như có tâm thức? Chỗ nào đất thấp, khuyết lõm... tự dưng lại đầy bằng, dường như có ai đó mới đổ đất thêm! Chỗ nào gò cao, gồ lên thì chợt dưng phẳng lại như mặt trống lớn, tựa như ai mới cào bằng hoặc lấy đất đi! Chuyện ấy không biết có thực không, hay chỉ là giai thoại, là hư truyền, thưa đại đức?
- Điều ấy có thật, tâu đại vương!
- Nếu vậy thì trẫm rất hoài nghi. Trẫm hoài nghi rằng, đất thuộc đại địa, đá cũng thuộc đại địa; vậy sao đất dường như có tâm thức, mà đá lại không có tâm thức khi Đức Thế Tôn ngự đến, hở đại đức?
- Ý đại vương muốn nói gì?
- Vâng, ý trẫm muốn nói là, tại sao cục đá chạm vào chân Đức Tôn Sư lại không có tâm thức? Nếu nó có tâm thức thì phải như đất kia, gồ cao hoặc lõm xuống, phải tự biết để làm cho phẳng lại. Cũng vậy, lẽ ra cục đá ấy phải biết tránh né hoặc thụt lùi trở lại chỗ cũ của mình. Vậy, đại đức có lầm lẫn chăng khi bảo đại địa dường như có tâm thức ở trong trường hợp sau?
- Đất hay đá đều không có tâm thức, tâu đại vương! Sở dĩ đất chỗ khuyết lõm thì đầy lên, chỗ gò nỗng thì bằng phẳng xuống - không phải do đại địa có tâm thức mà bởi năng lực ba la mật bất khả tư nghì của Đức Thế Tôn, tâu đại vương!
- Có thể trẫm tin năng lực ba la mật phi thường của Đức Đại Giác đã làm cho mặt đất phẳng lại. Thế còn chuyện cục đá chạm chân làm Đức Tôn Sư chảy máu thì sao? Làm thế nào để giải thích về chuyện cục đá khó hiểu ấy?
Đại đức Na-tiên chợt mỉm cười:
- Thế đại vương không nhớ là Đề-bà-đạt-đa đã khởi tâm hung ác muốn hại Phật đó sao?
- Thưa, nhớ chứ!
- Ông ta đã tự kết oan trái với Đức Tôn Sư trước đây đã trăm nghìn kiếp rồi, tâu đại vương! Vì tham vọng mù quáng muốn thay Đức Tôn Sư lãnh đạo Giáo hội mà Đề-bà-đạt-đa đã lăn một tảng đá rất lớn từ sườn núi cheo leo, cốt ý là để giết Phật.
- Thưa, thế thì năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư khi ấy ở đâu mà không đến để bảo vệ ngài?
- Có chứ, tâu đại vương! Khi tảng đá lớn từ sườn núi rơi xuống, thì năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư làm cho hai tảng đá khác, lớn hơn, vụt trồi khỏi mặt đất, ngăn chặn và đỡ lấy tảng đá kia. Hai tảng đá ấy dường như có tâm thức, đỡ lấy và làm cho dính chặt tảng đá của Đề-bà-đạt-đa như dây leo quấn chặt cây! Không vậy thì như long vương đang lội trong biển, chợt nổi lên phùng mang, há miệng đớp lấy tảng đá của Đề-bà-đạt-đa! Hai tảng đá ấy do nhờ năng lực ba la mật nên dũng cảm như sư tử, làm cho tảng đá của Đề-bà-đạt-đa phải sợ oai, thu mình bẹp dí không dám động cựa nữa. Hoặc như bà mẹ khi thấy con mình sắp ngã, đã nhanh nhẹn một tay nắm cánh tay con, một tay xách hỏng thân con lên! Nếu không vậy thì như bạn bè sinh tử có nhau, khi bạn bị hoạn nạn không nỡ rời bỏ mà thường cận kề một bên để giúp đỡ, hộ trì bạn! Hoặc giống như một viên quan mẫu mực, trung thành; luôn túc trực sẵn sàng bên cạnh đức vua để tiếp rước, hộ giá, phụng sự bất kể ngày hay đêm. Cũng có thể giống như chư thiên chưng lọng vàng, lọng xanh, tràng hoa, thiên nhạc... để cung nghinh trời Đế Thích. Nếu không thế thì như các vị trời phạm thiên cao quý, hành trình trong thiền để đến chầu hầu đức Đại Phạm Thiên tôn quý, v.v...
Tâu đại vương! Hai tảng đá lớn do năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư vụt hiện lên, chặn đứng tảng đá của Đề-bà-đạt-đa, cốt bảo vệ cho Đức Tôn Sư cũng như những ví dụ nêu trên vậy!
- Trẫm có thể tin như thế lắm! Nhưng nghe nói rằng, tảng đá của Đề-bà-đạt-đa to bằng cái nhà, còn hai tảng đá do năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư thì to bằng hai quả núi nhỏ. Như vậy thì tại sao hai tảng đá như hai quả núi nhỏ kia, vốn đã ngăn được tảng đá to như cái nhà, lại không ngăn được mảnh đá nhỏ làm chân Phật chảy máu? Kỳ lạ không chứ?
- Có gì kỳ lạ đâu đại vương! Đấy là chuyện bình thường thôi! Ví như người ta dùng bàn tay để hứng nước, nước sẽ lọt qua kẽ tay. Ví như người ta dùng bàn tay để vốc cát, một số ít cát sẽ lọt qua kẽ hở. Ví như dùng tay mà vốc một nắm cơm rời, thì sẽ có một số ít hạt sẽ rơi vãi. Hai tảng đá to chặn được tảng đá nhỏ, do sự va chạm, hàng chục mảnh nhỏ vỡ ra, có mảnh lọt qua kẽ hở và trúng nhằm chân Đức Tôn Sư! Chắc đại vương hiểu rồi chứ ạ?
- Vâng, hiểu! Nhưng do năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư - thì dường như cả đại địa đều có tâm khi ngài ngự đến. Thế tại sao hai tảng đá lớn lại có tâm, biết nâng đỡ tảng đá nhỏ để bảo vệ cho Đức Tôn Sư, còn mảnh đá nhỏ lại không có tâm, không biết cung kính tránh xa bàn chân của Đức Tôn Sư, hở đại đức?
- Nói có tâm chỉ là cách nói - còn đất đá vô tri làm sao lại có tâm được, đại vương! Đất đá không có tâm thì làm sao nói đến chuyện không biết cung kính Đức Tôn Sư được, đại vương! Không biết cung kính Đức Tôn Sư, trên thế gian này có mười hai loại người, tức là không phải đất đá vô tri, vô giác - thưa đại vương!
- Xin đại đức giảng cho nghe.
- Vâng, mười hai loại người ấy là:
người quá nhiều tham luyến,
người quá nhiều sân hận,
người quá nhiều si mê,
người quá kiêu căng, ngã chấp,
người không có đức hạnh cao quý,
người quá cứng cỏi, không biết nhu thuận,
người xấu xa, hèn hạ, đê tiện,
người chuyên làm việc tội lỗi,
người nhiều tâm ác,
người nhiều hận thù,
người bị ham muốn đê hèn chi phối,
người quá tham lợi.
Đấy mới đúng là mười hai hạng người không biết cung kính, còn mảnh đá vô tri đụng vào chân Phật chỉ là năng lực tự nhiên thôi. Ví như một ngọn gió thổi mạnh cuốn hút lá khô, tung vào không gian, lá khô kia không biết sẽ rơi vào hướng nào; cũng như thế ấy, những mảnh đá nhỏ do năng lực va chạm cũng không biết là nó sẽ rơi vào đâu, tâu đại vương!
- Cảm ơn đại đức! Trẫm sẽ không thắc mắc về điều ấy nữa.




V. TIENG ANH/SU PESALA DICH


24. The Last Meal
“It was said by the elders who convened the First Buddhist
Council, ‘When he had eaten Cunda the smith’s food, thus
have I heard, the Buddha felt a dire sickness, a sharp pain
even unto death.’121 Yet the Blessed One also said, ‘These
two offerings of food, ânanda, are of equal merit and are
much more effective than any others: that, after which the

Tathàgata attains to supreme enlightenment; and that, after
which the Tathàgata attains to parinibbàna’.122
“If severe pains fell upon him after taking that last
meal then the latter statement must be wrong.”
“The last offering of food is of great advantage because
of the Tathàgata’s attainment of parinibbàna. It was
not because of the food that the sickness fell upon the Blessed
One but because of the extreme weakness of his body
and the proximity of his death. These two offerings of food
were of great and incomparable merit because of the attainment
of the nine successive absorptions in forward and reverse
order, which the Tathàgata gained after partaking of
that food.”
--
121. D. ii. 128.
122. D. ii. 135.


VI. Thao luan

Câu 1: co fai than thong co kha nang thay doi dieu nay dieu no o cuoc doi nay? Nhu binh hoan, ngu dot, neu co than luc, nhu ban on, ban phuoc?
Cau 2: Xin moi giai thich thac mac nay cua Vua Milinda: "Nghi ngờ rằng Đức Thế Tôn thiêu hủy tất cả ác pháp để thành Phật quả là không đúng chăng? Nghi ngờ rằng Đức Chánh Đẳng Giác mà còn thọ khổ bệnh là không đúng chăng? "
Cau 3: - Làm thế nào để phân biệt được sự thọ khổ nào là phát sanh bởi nghiệp và sự thọ khổ nào là không phát sanh bởi nghiệp, thưa đại đức?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét